Hotline: 0978135565Vs 0968146633

Trụ sở chính:Số 23 Ngõ 97 Khương Trung Thanh Xuân Hà Nội

Địa chỉ 2: 118 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ 3: Số 205 Cầu Giấy, Hà Nội

Các loại sơn epoxy không dung môi và ứng dụng trong công nghiệp

Sơn epoxy không dung môi trong các lĩnh vực thi công hiện nay

Sơn epoxy không dung môi là loại sơn công nghiệp 2 thành phần với nguồn gốc từ những hạt nhựa epoxy, các chất phụ gia hóa học. Nổi bật là sơn này không sử dụng dung môi pha loãng độc hại.Đây là sản phẩm chuyên sử dụng cho bề mặt nền bê tông, tường , trần tại các công trình có những tiêu chuẩn khắt khe về mùi độc hại và sự thân thiện với môi trường. Loại sơn này còn có tên gọi riêng là: “sơn epoxy tự san phẳng”.

 

Sơn epoxy không dung môi
Sơn epoxy không dung môi(minh họa)

Các lợi ích khi lựa chọn sơn epoxy không dung môi

Lợi ích ưu việt nhất được kể đến từ sơn nền epoxy không dung môi là sự thân thiện với môi trường. Với công thức hóa học đặc biệt cùng những nguyên liệu ngoại nhấp chất lượng tạo nên sự liên kết chặt chẽ và không sử dụng các dung môi pha loãng có mùi độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng VOC. Ngoài ra, còn có những ưu điểm vượt trội hơn so với các giải pháp sơn khác như:

  1. Tính năng kháng hóa chất và chịu nhiệt tốt.
  2. Khả năng chịu mài mòn và độ va đập cao.
  3. Chống trơn trượt rất tốt kể cả khi gặp nước.
  4. Quá trình lau chùi vệ sinh rất dễ dàng.
  5. Mang lại màu sắc sáng bóng, tính thẩm mỹ cao.

Các loại sơn epoxy không dung môi thường dùng?

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của mỗi công trình, sơn epoxy không dung môi được phân thành nhiều loại khác nhau. Có 2 loại sơn chính thường áp dụng trong các công trình hiện nay:

  1. Sơn epoxy không dung môi hệ đổ : Dòng sơn này có tính năng ưu việt là tạo độ phẳng tuyệt đối với độ dày tối thiểu là 1mm. Loại sơn này thường áp dụng cho các công trình có bề mặt nền bê tông như sản nhà, xưởng, văn phòng làm việc…
  2. Sơn epoxy không dung môi hệ lăn: sử dụng rulo để lăn với độ dày trung bình 100µm (bằng 1/10 sơn hệ đổ), có thể áp dụng được cho cả tường, trần và nền bê tông.

Các phương pháp thi công sơn epoxy không dung môi được biết đến nhiều nhất từ sơn sàn epoxy & sơn sàn PU, sơn sàn tự phẳng với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi người, mỗi vùng miền như: tự trải phẳng, tự san phẳng, tự cân bằng và đều bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh là: Self-leveling.

Sơn epoxy không dung môi  có dễ thực hiện không ?

Câu trả lời là không. Bởi vì kỹ thuật sơn epoxy tự san phẳng đòi hỏi sự tuân thủ quy trình kĩ thuật cao và cùng với đó là tay nghề và kinh nghiệm vì xác xuất xảy ra lỗi kĩ thuật với những thợ chưa từng thực hiện rất cao

Quy trình thi công sơn epoxy không dung môi cho sàn công nghiệp

Thi công sơn epoxy không dung môi
Thi công sơn epoxy không dung môi
  • Bước 1: Mài sàn, làm sạch bề mặt

– Với sàn bê tông, việc mài sàn sẽ được thực hiện bằng máy mài công nghiệp chuyên dụng kết hợp đi kèm với máy hút bụi. Quá trình này đỏi hỏi được thực hiện tỉ mỉ và mất nhiều thời gian nhằm loại bỏ lớp sơn cũ, vết bẩn bề mặt và tạo lớp chân bám cho sơn.

– Sau quá trình mài sàn bê tông, sẽ tiến hành thực hiện quét dọn, hút bụi nhằm làm sạch bề mặt, hạn chế tối đa lượng bụi bám lại trên bề mặt.

– Trường hợp nếu bề mặt có độ ẩm cao, tiến hành các biện pháp xử lý hạ độ ẩm và đánh dấu nhằm thực hiện công việc chống ẩm.

  • Bước 2: Thi công sơn lớp lót epoxy (hoặc PU).

Thực hiện công đoạn sơn lót bằng súng phun sơn hoặc rulo lăn chuyên dụng. Đây là lớp sơn liên kết giữa bê tông và lớp sơn bề mặt. Đảm bảo quá trình sơn được phủ kín và chú ý với những khu vực có độ rút sơn cao.

  • Bước 3: Tạo độ phẳng cho bề mặt sàn.

Trong quá trình thi công có thể gặp một số khuyết điểm thường thấy. Đó là: những bề mặt nền, sàn có nhiều chỗ khuyết, lỗ kim li ti và các khe nứt…Tiến hành lấy lại mặt phẳng cho bề mặt sàn bằng sơn bã tràn epoxy hoặc các hóa chất chuyên dụng. Bước này đóng vai trò làm lớp sơn đệm, kháng ẩm kết hợp với lớp sơn lót tạo lớp liên kết và độ bám tốt hơn với lớp phủ.

  • Bước 4: Thi công sơn tự san phẳng lớp phủ hoàn thiện.

– Xả nhám bề mặt nhằm tạo độ bám cho lớp phủ hoàn thiện, hút bụi và làm sạch. Bước này thi công tương tự như các bước trên.

– Dán băng keo xốp ngăn cách khu vực cần thực hiện sơn đỗ, ngăn khả năng bị tràn hoặc lem ra khu vực khác.

– Đổ sơn epoxy tự san phẳng, sau đó dùng bàn cào phủ đều. Dùng thêm rulo gai phá bọt trong quá trình sơn. Độ dày màng sơn phụ thuộc vào độ dày của bàn kéo răng cưa (thông thường từ 1- 3mm). Vấn đề này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của đơn vị thi công sơn epoxy.

 

Bạn đang có nhu cầu một  đơn vị cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nghiệp, sơn epoxy?  hãy liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T&D Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ tận tình và linh hoạt nhất.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T&D Việt Nam

  • Trụ sở: Số 23 ngõ 97 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 1:
  • Cơ sở 2:
  • Website: https://dichvusieutoc247.com/
  • Hotline: 0978.135.565 – 0345.610.232

Xin chân thành cảm ơn và chúc bạn  lựa chọn được một dịch vụ sơn  epoxy như ý!

Tư vấn khách hàng 24/7
Trở về đầu

Hotline 24/7
0978135565
0968146633