Thi công sơn epoxy tự san phẳng T&D Việt Nam 2020
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng 2020 chuẩn yêu cầu kỹ thuật Việt Nam
Trong đời sống công nghệ hiện nay, thi công sơn epoxy đang là điểm nhấn trong tiêu chuẩn thi công của các nhà đầu tư. Trên cơ sở này, có nhiều đơn vị đặt ra các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng khác nhau. Xuất phát từ các kinh nghiệm trải qua trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T&D Việt Nam đưa đến cộng đồng quy trình thi công chuẩn cập nhật mới nhất hiện nay. Đây là một trong những kiến thức hữu ích được chúng tôi phát triển và đồng hành cùng quý khách hàng.
Sơn epoxy tự san phẳng là gì?
Đây là một trong số những dòng sản phẩm sơn được nhiều khách hàng lựa chọn. Loại sơn này không chứa nhiều dung môi dễ bay hơi và giúp che lấp những khuyết điểm trên bề mặt nền bê tông. Nguyên nhân khiến loại sơn này được sử dụng phổ biến chính là do những ưu điểm vượt trội của dòng sơn này. Màu sắc của loại sơn này rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng sơn dày hay mỏng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, với độ bám dính cao, bề mặt sàn sau khi sơn sẽ không có khe nứt, bề mặt luôn sáng bóng. Bạn hoàn toàn yên tâm khi mặt sơn epoxy tăng khả năng chống bụi bẩn, khả năng chịu áp lực, độ kháng khuẩn và chống mài mòn.
Những điểm lưu ý khi thi công sơn epoxy tự san phẳng
Để tiến hành thi công sơn Epoxy tự san phẳng trước tiên chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm của sơ epoxy tự san phẳng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.
Sơn epoxy tự san phẳng có 2 thành phần: phần đóng rắn và phần sơn. Loại sơn này có 2 dòng chính là: sơn epoxy gốc dầu và sơn epoxy gốc nước. Có rất nhiều màu sắc sơn khác nhau để bạn có thể lựa chọn.
Sơn epoxy khi đổ ra bề mặt sàn sẽ tự san đều trên bề mặt khoảng vài m2 . Đây là loại sơn cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội khác nhau. Đó chính là: Kháng khuẩn, chịu được mài mòn, chị được trọng tải lớn, tính thẩm mỹ cao, sang trọng, bề mặt phẳng, không nứt.
Tuỳ vào ngân sách đầu tư của mỗi doanh nghiệp mà việc thi công công trình có độ dày khác nhau, trung bình độ dày dao động thường khoảng 2-3mm. Với độ dày như vậy đủ đảm bảo mặt sàn có thể chịu tốt tải trọng vừa và nhỏ. Trường hợp yêu cầu mặt sàn chịu tải trọng nặng, độ dày có thể từ 3mm trở lên.
Điều kiện trước khi thi công sơn epoxy cho mỗi công trình
A. Đánh giá chính xác hiện trạng bề mặt nền bê tông.
Bằng kinh nghiệm với nhiều cách khác nhau, các nhà thầu thi công sơn epoxy sẽ đánh giá được bề mặt nền sàn bê tông nhà xưởng, tầng hầm của bạn để có phương án thực hiện, báo giá và chuẩn bị vật tư phù hợp. Trong đó sẽ đánh giá các vấn đề chính sau:
- Kiểm tra độ ẩm ( bắt buộc phải < 10%) , nếu không sẽ phải thêm các công đoạn xử lý.
- Kiểm tra độ mác bê tông: ảnh hưởng đến độ hao hụt của sơn.
- Kiểm tra độ phẳng, khe nứt,…
B. Chuẩn bị vật tư sơn epoxy.
- Sơn lót
- Sơn phủ
- Dung môi pha sơn.
- Các thiết bị máy móc cần có để thực hiện.
- Máy mài công nghiệp 3 pha loại lớn : để mài sàn hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
- Máy hút bụi cỡ lớn: để đi kèm & hút bụi với máy mài 3 pha và các công đoạn vệ sinh bề mặt
- Máy mài tay: để mài những góc cạnh mà máy lớn không tới được.
- Máy trộn sơn epoxy: sử dụng máy khoan gắn mũi khuấy sơn.
- Ru lô lăn sơn.
Đối với người làm việc ở trong môi trường này ngoài đòi hỏi tay nghề thì cái “tâm” là rất cần thiết để tạo nên sự hoàn hảo. Điều này tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng
I. Mài nền bê tông trước khi sơn epoxy
Mài nên bê tông trước khi sơn epoxy với mục đích nhằm tạo độ nhám (hay còn gọi là chân rết, chân bám), loại bỏ vết bẩn, và mài những gờ cạnh lồi lõm tạo độ phẳng tương đối. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng máy mài 3 pha chuyên dụng đối với những xưởng có bề mặt xấu hoặc những máy mài loại nhỏ với mặt sàn láng, đã xoa nền và mới. Riêng với cách góc cạnh sử dụng máy mài nhỏ thực hiện tương tự.
II. Vệ sinh bề mặt sàn bê tông
Để hạn chế tối đa lượng bụi bám trên bề mặt, có thể dùng nhiều cách khác nhau. Đây là công đoạn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, và độ bám của sơn. Quá trình này sẽ lau trực tiếp bằng tay cùng máy hút bụi để đạt hiệu quả tối đa.
III. Xử lý các vấn đề về bề mặt nhà xưởng
Thông thường với mặt sàn mới đạt chuẩn các điều kiện sẽ bỏ qua công đoạn này. Còn với mặt nền cải tạo, đang gặp các vấn đề sẽ thường thêm các thao tác sau:
- Xử lý độ ẩm
- Xử lý thấm dầu, hóa chất…
- Xử lý các vết sơn cũ, hỏng
IV. Thi công sơn lót epoxy cho nền bê tông nhà xưởng
Khâu xử lý này khá quan trọng trong một chuỗi quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm. Sơn lót epoxy đóng vai trò tạo lớp màng trung gian liên kết bề mặt lớp sơn phủ và bê tông. Do đó, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.
V. Trát trét những chỗ khuyết cho bề mặt bê tông
Ít nhiều gì bề mặt nền bê tông của bạn cũng có những lỗ li ti, lồi lõm, vệt nứt tùy theo từng mức độ. Để đạt độ thẩm mỹ và chất lượng đảm bảo cao nhất, đòi hỏi phải xử lý triệt để bằng vữa epoxy hoặc các hóa chất chuyên dụng. với những mặt nền có độ gợn sóng với diện tích lớn, thực hiện bã tràn. Sau công đoạn này, xả nhám để tạo độ bám cho bề mặt nền.
Những lưu ý sau khi hoàn thành quy trình thi công sơn sepoxy tự san phẳng
Sau 12 – 24 giờ tùy theo dòng sơn, bạn có thể di chuyển được trên bề mặt. Tuy nhiên trong thời gian này cần hạn chế sự tác động mạnh, các vật nhọn lên bề mặt sơn nền epoxy trong khoảng 3 ngày kể từ khi hoàn thành thi công.
Trong mấy ngày đầu, không nên rửa sàn trực tiếp bằng nước nóng, sẽ khiến các lớp sơn xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Quý khách quan tâm về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T&D Việt Nam
Trụ sở: Số 23 ngõ 97 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2:
Cơ sở 3:
Hotline: 0978.135.565 _ 0345.610.232
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !